Hoạt động xây dựng trên
địa bàn tỉnh Bình Thuận hiện nay chủ yếu là các dự án phát triển hạ tầng giao
thông, san nền cho các dự án bất động sản và khu phức hợp du lịch giải trí; một
vài trường học thấp tầng, nhà ở xã hội, trong đó rất ít công trình cao tầng. Vào
thời điểm thanh tra, 6/7 doanh nghiệp có công trình xây dựng đang thi công một
số dự án nhỏ trị giá từ 5 đến 10 tỷ đồng gồm: trường học từ 1 đến 2 tầng lầu,
cầu đường bộ nông thôn, duy tu và nâng cấp đường bộ. Chỉ 1/7 doanh nghiệp có
công trình lớn nhất là Dự án nhà ở xã hội, gồm 02 tòa nhà chung cư cao tầng.
Về
quy mô lao động: 4/7 doanh nghiệp nhỏ có từ 27 đến 86 lao động hợp đồng từ 12 tháng trở lên.
Chỉ có 03 doanh nghiệp quy mô vừa, có số lao động hợp đồng trên 12 tháng từ 109
đến 395 người. Ngoài ra, các doanh nghiệp tuyển lao động mùa vụ tại mỗi công
trình (dao động từ 15 – 35 người/công trình). Tổng số lao động đang làm việc tại
7 doanh nghiệp và công trình là 1.259 người. Các doanh nghiệp được thanh tra không
sử dụng lao động chưa thành niên và lao động là người nước ngoài.
1.
Những ưu điểm chính
- Các doanh nghiệp đã cử ngườilàm an toàn lao động
kiêm nhiệm hoặc chuyên trách; đã có lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động, tổ
chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho công nhân và cử cán bộ quản lý đi
học an toàn, vệ sinh lao động.
- Các doanh nghiệp cũng đã thực hiện tự kiểm tra an
toàn máy, thiết bị; kiểm định máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
lao động và thường xuyên kiểm tra về an toàn lao động trong thi công.
- Trong phạm vi thời gian thanh tra không doanh nghiệp
nào xảy ra tai nạn lao động nặng trở lên.
- Hồ sơ pháp lý các công trình được lập, phê duyệt và
lưu giữ đầy đủ.
- Hai doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động đã có cán bộ
an toàn chuyên trách, có sổ nhật ký thi công, nhật ký an toàn lao động tại công
trình và thực hiện quản lý an toàn, vệ sinh lao động theo Thông tư số
22/2010/TT-BXD ngày 03/12/2010 của Bộ Xây dựng quy định về an toàn lao
động trong thi công xây dựng công trình.

Giàn giáo không đảm bảo an toàn
2.
Những sai phạm chủ yếu
a.
Quản lý, giám sát yếu tố nguy hiểm, có hại
- Các doanh nghiệp quy mô nhỏ chưa thường xuyên kiểm
soát các yếu tố nguy hại;
- Chưa xây dựng đủ quy trình làm việc, biện pháp an
toàn đối với thiết bị và hạng mục công việc có yếu tố nguy hiểm;
b.
Quản lý sức khỏe người lao động
- Nhiều doanh nghiệp không khám sức khỏe khi tuyển
dụng đối với lao động mùa vụ vào công trường; không bố trí cán bộ y tế hoặc hợp
đồng với y tế địa phương để chăm sóc sức khỏe người lao động.
- Việc khám sức khỏe định kỳ chưa đều hằng năm;
c.
Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
- Nhiều lao động mùa vụ trên công trường chưa được cấp
giày mũi sắt và quần bảo hộ (doanh nghiệp thường chỉ cấp đủ khẩu trang, mũ
cứng, áo, dây an toàn, ủng và găng tay).
- Sổ theo dõi cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân của
nhiều doanh nghiệp còn ký thay hoặc ký nhận chưa hợp lệ.
d.
Việc lập biện pháp thi công: Tuy các doanh nghiệp đều có lập biện pháp thi công
và ban hành quy trình an toàn lao động trên công trường ngay từ khi lập hồ sơ
dự thầu, nhưng biện pháp an toàn lập chưa sát với thực tế. Đoàn thanh tra đã
phát hiện yếu tố nguy hiểm là có đường điện dây trần phí trên khu vực thi công,
nhưng hồ sơ biện pháp thi công chưa lập biện pháp an toàn (tại dự án công trình
thi công cầu Phú Khánh).
e.
An toàn giàn giáo: Việc
nghiệm thu giàn giáo trước sử dụng, nghiệm thu cốp-pha trước khi đổ bê tông tuy
đã được thực hiện nhưng còn mang tình hình thức: Biên bản nghiệm thu chung với
nghiệm thu tiến độ nội bộ, không nêu rõ các yêu cầu kỹ thuật về an toàn. Do vậy
tuy sản phẩm đã nghiệm thu đưa vào sử dụng nhưng vẫn còn lỗi kỹ thuật lắp đặt
hoặc lỗi vật liệu giàn giáo chưa đảm bảo.
f. An toàn thiết bị: còn thiết bị trên công trường không đảm bảo an toàn:
g.
An toàn điện
- Hiện tượng cắm dây trực tiếp vảo ổ điện (thiếu phích
cắm cho thiết bị sử dụng điện) xảy ra ở nhiều doanh nghiệp.
- Một số thiết bị: máy hàn điện, máy uốn sắt, hộp bảo
vệ thiết bị đóng cắt điện chưa nối trung tính vỏ máy.
- Một số trường hợp dây cấp điện điện tiết diện chưa
cân đối với công suất máy, mối nối không đảm bảo chắc chắn.
- Một số vị trí cầu dao, tiếp điểm chưa đặt trong hộp
kín;
Không dùng phích cắm và dây nối đất
h.
Tự kiểm tra và ghi
sổ nhật ký an toàn trên công trường
Một số công trường chưa lập sổ nhật ký an toàn (sổ nhật ký thi công cũng
không ghi chép các thông số về an toàn lao động); doanh nghiệp có tự kiểm tra an
toàn lao động trên công trường nhưng thực tế trên công trường vẫn tồn tại nhiều
yếu tố nguy hiểm nêu trên.
i.
Người lao động: một số vị trí người
lao động không sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân (đi dép lê trên công
trường, không đội mũ cứng).
3. Nguyên nhân sai phạm
- Chất lượng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho
người sử dụng lao động và cán bộ quản lý chưa tốt: Hầu hết các doanh nghiệp
được thanh tra đã cử cán bộ quản lý hoặc người sử dụng lao động dự lớp huấn
luyện an toàn, vệ sinh lao động do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông
báo tổ chức (có chứng nhận của tổ chức dịch vụ), nhưng thực tế doanh nghiệp không
biết ứng dụng vào công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp nên vẫn
để nhiều vi phạm như trên.
- Tuyên truyền pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội chưa
đầy đủ: Thực tế cho thấy các doanh nghiệp nhỏ hầu hết đã vi phạm về ghi hợp
đồng lao động, nội quy lao động, và thỏa thuận các khoản tiền chế độ (bảo hiểm
xã hội, tiền ngày nghỉ) trả cùng kỳ lương đối với lao động diện không phải tham
gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là do nhận thức pháp luật chưa đầy đủ.
- Thanh tra chuyên đề an toàn, vệ sinh lao động trên
công trường còn hạn chế:Tuy đã có các đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ
sinh lao động; mặt khác năm 2015 các Sở Xây dựng, Công an Phòng cháy chữa cháy
địa phương cũng đã kiểm tra một số công
trình về thực hiện pháp luật về xây dựng và phòng cháy chữa cháy, nhưng nội
dung kiểm tra còn thiếu đánh giá chi tiết về nguy cơ và biện pháp an toàn lao
động thực tiễn trên công trường xây dựng.
- Sơ hở của Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn trong xây
dựng: phạm vi áp dụng của QCVN18: 2014 /BXD và TCVN 5308.91 về an toàn trong
xây dựng không chỉ ra phải áp dụng đối với công trình giao thông, vì vậy doanh
nghiệp có thể hiểu một cách “máy móc” là xây dựng công trình giao thông không
phải thực hiện theo quy chuẩn đó.
- Việc thẩm định hồ sơ dự thầu của các cơ quan có thẩm
quyền chưa chặt chẽ về biện pháp an toàn thi công ứng với yếu tố nguy hiểm trên
thực địa, do vậy vẫn có yếu tố nguy hiểm chưa được lập biện pháp an toàn thi
công tương ứng.
3.
Khuyến nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình
Thuận
-
Trên
cơ sở kết luận thanh tra đối với từng doanh nghiệp, thông báo các vi phạm
thường gặp của doanh nghiệp đến các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh để doanh
nghiệp khác biết và rút kinh nghiệm kịp thời.
-
Rà
soát các dự án xây dựng đang thi công năm 2016 và tiếp tục thanh tra chuyên đề
an toàn, vệ sinh lao động, ưu tiên các dự án xây dựng nhà cao tầng, công trình
công nghiệp, cầu, cảng trên địa bàn tỉnh.
-
Tăng
cường giám sát về chương trình và tài liệu huấn luyện đối với các tổ chức dịch
vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoạt động trên địa bàn nhằm nâng cao
chất lượng huấn luyện, cấp chứng chỉ về an toàn, vệ sinh lao động.
-
Có
văn bản kiến nghị với Sở Xây dựng địa phương tăng cường chỉ đạo việc nâng cao
chất lượng thẩm định biện pháp an toàn trong thi công xây dựng trên địa bàn
tỉnh.
-
Kiểm
tra việc thực hiện kiến nghị thanh tra và xử lý các doanh nghiệp vẫn còn vi
phạm./.