Thứ 4, ngày 08/07/2015 - 12:00
Chỉ riêng vụ "luộc" hai cuốn sách Nguyên lý bảo hiểm và Tài chính quốc tế của Trường ĐH Kinh tế TPHCM, đã có tới 7 giảng viên của Khoa Tài chính Ngân hàng Trường ĐH Công nghiệp TPHCM can dự (chiếm 32% tổng số 22 giảng viên của khoa).
Thực ra, đây chỉ là bề nổi của tảng băng mà thôi, còn những vụ “luộc” sách tinh vi hơn đang diễn ra hà rầm trong cuộc sống hiện nay thì không thể kể hết.
Vì sao hiện tượng “đạo văn” trong giới sinh viên, thạc sĩ, tiến sĩ, đặc biệt là trong giới học thuật là những nhà giáo đáng kính, nở rộ trong thời gian gần đây? Có nhiều lý do, dưới đây là một số lý do chính:
Một là, do chiến lược phát triển và phổ cập giáo dục ĐH đang bộc lộ những bất cập nghiêm trọng cần phải chỉnh sửa. Hàng loạt trường ĐH “ba không” (không đủ giảng viên, không có hệ thống giáo trình, không đủ cơ sở vật chất) mọc lên như nấm sau mưa nên “tham nhũng học thuật” là cứu cánh duy nhất để thành trường “dở sống dở chết”. Dở sống dở chết, thà vậy còn hơn trường “ba không”, coi bằng như chết. Dở sống dở chết cũng được, miễn là tồn tại để có sinh viên thu học phí, vẫn lãi to!
Hai là, bệnh thành tích và háo danh đang hoành hành. Ngày nay, muốn tiến thân, đối với nhiều người, cách duy nhất là có học hàm, học vị thật kêu. Mà cũng chỉ cần kê khai thật nhiều công trình là xong, không cần biết chất lượng ra sao. Nhiều vị mang danh chủ biên đáng kính nhưng thực tế chỉ toàn sai cấp dưới làm.
Ba là, chiến lược phát triển 20.000 tiến sĩ giai đoạn 2010-2020 cũng đã góp phần khiến tệ nạn “đạo văn” ngày càng đến mức không thể kiểm soát. Nhiều chuyên gia giáo dục nhận định rằng với thực trạng giáo dục hiện nay, đây là kế hoạch không khả thi chút nào; chỉ khả thi với điều kiện chúng ta thả lỏng chất lượng, mặc cho các tiến sĩ tương lai đạo văn thế nào không cần biết.
Bốn là, kinh doanh giáo dục đang trở thành khuynh hướng báo động. Hiện rất nhiều người đang xem giáo dục là ngành kinh doanh siêu lợi nhuận. Tuy nhiên, muốn có lợi nhuận phải có vốn ứng trước. Thế là các trường ĐH “ba không” tiến hành rút ruột giảng viên từ các trường công lập để có “vốn con người”. Nhưng rút ruột nhanh nhất là “đạo văn” để có “vốn giáo trình”.
Cuối cùng, chỉ cần kiếm thêm vài mặt bằng để có “vốn vật chất”. Hiện đang có quan điểm sai lầm rằng chúng ta nên lựa chọn một số trường ĐH công lập để cổ phần hóa. Không nên triển khai chủ trương này. Muốn đất nước tiến nhanh và sánh vai cùng cường quốc năm châu, cách duy nhất là Nhà nước phải tăng cường đầu tư cho giáo dục nhiều hơn nữa thay vì chỉ nghĩ đến chọn kinh doanh giáo dục hoặc cổ phần hóa giáo dục làm lối đi.
GS-TS Trần Ngọc Thơ
28/08/2023 Hội nghị tập huấn quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và kê khai tài sản thu nhập
05/01/2023 Lễ bốc thăm lựa chọn người được xác minh tài sản, thu nhập tại các đơn vị thuộc Bộ năm 2023
09/07/2015 Hưng Yên: khởi tố bổ sung tội danh nguyên giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội
09/07/2015 Không để khiếu nại, tố cáo ảnh hưởng đến Đại hội Đảng
07/08/2015 Tham nhũng, gây thất thoát gần 1000 tỷ đồng tại Công ty Dệt kim Đông Phương
cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Thanh tra lao dộng - Thương binh và Xã hội
Trưởng ban biên tập:
Ông Nguyễn Tiến Tùng - Chánh Thanh tra Bộ