Thứ 3, ngày 06/10/2015 - 12:00
Sáng 26/3/2006, Uỷ ban về các vấn đề của Quốc hội đã tiến hành phiên họp toàn thể thẩm định dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động (phần liên quan đến đình công và giải quyết đình công).
Đa số ý kiến của các thành viên uỷ ban cho rằng những quy định của Bộ luật Lao động và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động đã ghi nhận quyền đình công của tập thể lao động; quy định thủ tục tiến hành đình công và thủ tục giải quyết các cuộc đình công tại Toà án. Pháp luật đã tạo điều kiện để người lao động bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, nâng cao trách nhiệm của tổ chức công đoàn cơ sở làm cho quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động ngày càng ổn định. Tuy nhiên, trong thực tế, số lượng các cuộc đình công có xu hướng gia tăng; đình công xảy ra ở tất cả các loại hình doanh nghiệp, nhiều nhất ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Gần 90% số cuộc đình công phát sinh từ việc đòi đảm bảo các quyền lợi về tiền lương, tiền thưởng, giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội, định mức lao động, ký kết hợp đồng lao động. Một điều đáng quan tâm là các cuộc đình công này đều tự phát, không theo đúng trình tự, thủ tục luật định như: không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể, không qua thủ tục hoà giải tại Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động; không qua giải quyết tại Hội đồng trọng tài lao động tỉnh; đình công không báo trước; đình công không do tổ chức công đoàn khởi xướng và lãnh đạo… Đa số ý kiến cho rằng: nội dung các cuộc đình công xảy ra trong thời gian vừa qua đều nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động, tuy chính đáng nhưng không hợp pháp. Bởi vì một số quy định của luật pháp chưa phù hợp với thực tế, chưa đi vào cuộc sống, thủ tục còn rườm rà, phức tạp khó thực thi như: chưa quy định rõ tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích; chưa có cơ chế thích hợp, hiệu quả cho việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích… Mặt khác, Hội đồng hoà giải, tổ chức công đoàn ở nhiều doanh nghiệp chưa thành lập (có khoảng 50%), những người làm việc trong các tổ chức này lại do người sử dụng lao động trả lương nên chất lượng hoạt động kém hiệu quả. ý kiến của các thành viên uỷ ban đề nghị việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động phải tạo được cơ sở pháp lý để đảm bảo sự lành mạnh của quan hệ lao động và môi trường đầu tư; kế thừa, hoàn thiện một bước pháp luật về đình công, giải quyết đình công, đồng thời phù hợp với quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật công đoàn và các văn bản pháp luật khác. Nhiều ý kiến đề nghị Quốc hội sẽ sửa đổi, bổ sung một cách toàn diện Bộ luật Lao động để thay thế Bộ luật Lao động năm 1994. Theo Tờ trình của Chính phủ thì việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động lần này chỉ tập trung vào chương XIV liên quan đến đình công và giải quyết đình công được kết cấu thành 4 mục với 43 điều, trong đó giữ lại 3 điều cũ, sửa đổi 20 điều và bổ sung 20 điều mới. Với các nội dung sửa đổi, bổ sung được thể hiện trong dự án Luật thì nhiều ý kiến của các thành viên uỷ ban cho răng chưa sửa đổi, bổ sung một cách cơ bản, vì còn nhiều chương, điều khác trong Bộ luật Lao động hiện hành có liên quan cũng cần sửa đổi. Do vậy, việc sửa đổi Bộ luật Lao động cần theo hướng toàn diện để đỡ mất công sức phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần, nhưng trong thời gian chờ đợi cần phải có những biện pháp tích cực để đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Hồng Chanh
01/01/2021 ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO VIỆC CHẤP HÀNH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG, AN TOÀN, VSLĐ TẠI DOANH NGHIỆP ( SỬ DỤNG TRONG CHIẾN DỊCH THANH TRA 2021 )
03/04/2021 Tài liệu thực hiện chiến dịch thanh tra năm 2021
02/04/2021 Phát động Chiến dịch Thanh tra lao động năm 2021 với chủ đề "Tăng cường tuân thủ pháp luật lao động, an toàn, vệ sinh lao động tại công trường xây dựng"
08/02/2015 Các vi phạm về làm thêm giờ và tiền lương thường gặp ở doanh nghiêp may mặc
06/10/2015 Thiếu công cụ hỗ trợ đánh giá việc thực thi pháp luật lao động
cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Thanh tra lao dộng - Thương binh và Xã hội
Trưởng ban biên tập:
Ông Nguyễn Tiến Tùng - Chánh Thanh tra Bộ