Thứ 3, ngày 06/10/2015 - 12:00
Ngày 13/11, tại Bà Rịa-Vũng Tàu, Thanh tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức Hội thảo “Công cụ hỗ trợ thực thi pháp luật lao động” với sự tham dự của lãnh đạo, cán bộ thanh tra Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các tỉnh phía Nam.
Tại Hội thảo, các đại biểu đều cho rằng việc thực hiện pháp luật lao động của các chủ doanh nghiệp sử dụng lao động còn rất hạn chế, nhiều nơi trốn tránh thực hiện trong khi các công cụ hỗ trợ để đánh giá, giám sát, chế tài của lực lượng thanh tra lao động đối với những vi phạm trên còn yếu.
Ví dụ, hàng năm, Thanh tra Sở triển khai gửi phiếu tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động cho doanh nghiệp nhưng phần lớn các đơn vị này đều không gửi báo cáo phản hồi, hoặc báo cáo không chính xác mà không có chế tài cho tình trạng này. Hay, không có biện pháp chế tài, cưỡng chế thi hành đối với người sử dụng lao động không chấp hành các quyết định xử phạt về hành vi vi phạm quy định về lao động, bảo hiểm xã hội.
Khi tiến hành thanh, kiểm tra, các kết quả đo kiểm tra môi trường lao động, điện trở, tiếp đất… đoàn kiểm tra chỉ ghi nhận trên cơ sở hồ sơ của doanh nghiệp mà hầu như không có công cụ hỗ trợ để kiểm chứng những kết quả đo của doanh nghiệp có chính xác không để yêu cầu cải thiện điều kiện lao động.
Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cho rằng những địa phương có số lượng doanh nghiệp lớn với loại hình sản xuất kinh doanh có nguy cơ mất an toàn lao động cao, môi trường độc hại cần phải tăng số lượng thanh tra lao động. Cụ thể, tại Bà Rịa-Vũng Tàu hiện chỉ có sáu thanh tra chuyên ngành lao động, trong khi trên địa bàn có hơn 6.900 doanh nghiệp với hơn 264.000 lao động nên không thể quán xuyến hết công việc.
Ngoài ra, cán bộ làm công tác về lao động tại cấp quận, huyện đa số kiêm nhiệm, thiếu chuyên môn nên hạn chế rất nhiều trong việc quản lý, kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội…
Theo ông Nguyễn Văn Tiến, Chánh Thanh tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các ý kiến, kiến nghị của thanh tra lao động các địa phương tại Hội thảo sẽ được tổng hợp để Thanh tra Bộ tiến hành xây dựng một hệ thống công cụ hỗ trợ cho ngành thanh tra; đồng thời, xem xét sửa đổi, bổ sung những quy định liên quan đến việc thực hiện pháp luật lao động nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả của ngành thanh tra trong thời gian tới./.
01/01/2021 ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO VIỆC CHẤP HÀNH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG, AN TOÀN, VSLĐ TẠI DOANH NGHIỆP ( SỬ DỤNG TRONG CHIẾN DỊCH THANH TRA 2021 )
03/04/2021 Tài liệu thực hiện chiến dịch thanh tra năm 2021
02/04/2021 Phát động Chiến dịch Thanh tra lao động năm 2021 với chủ đề "Tăng cường tuân thủ pháp luật lao động, an toàn, vệ sinh lao động tại công trường xây dựng"
08/02/2015 Các vi phạm về làm thêm giờ và tiền lương thường gặp ở doanh nghiêp may mặc
06/10/2015 Đảm bảo quyền đình công đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi của người lao động
cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Thanh tra lao dộng - Thương binh và Xã hội
Trưởng ban biên tập:
Ông Nguyễn Tiến Tùng - Chánh Thanh tra Bộ