Chủ nhật, ngày 02/08/2015 - 12:00
Thanh tra việc chấp hành pháp luật về lao động ở một số doanh nghiệp may trong "chiến dịch thanh tra năm 2015" của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy sai phạm của doanh nghiệp thường giống nhau ở loại hình chủ sở hữu.
- Doanh nghiệp FDI trả lương cơ bản thiếu 0,35% lương tối thiểu vùng đối với thợ may công nghiệp: Luật quy định nguyên tắc trả lương cho người lao động phải không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người làm công việc đơn giản và cao hơn ít nhất 7% đối với người làm công việc phải qua đào tạo; người làm công việc trong danh mục nghề năng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với công việc tương ứng trong điều kiện bình thường. Như vậy thợ may công nghiệp có mức lương thấp nhất phải là 107% lương tối thiểu vùng. Nghề may công nghiệp có trong danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, nên phải cao hơn ít nhất 5% so với công việc khác đã qua đào tạo có mức lương 107% không độc hại. Như vậy phần lương độc hại tối thiểu là 107%* 5% = 5,35%. Do đó mức lương thấp nhất của thợ may công nghiệp phải là 107% + 5,35% = 112,35% mức lương tối thiểu vùng.
Hiện nay nhiều doanh nghiệp chỉ trả lương theo mức thấp nhấp của nhà nước quy định là bằng lương tối thiểu vùng, và tính phần lương độc hại bằng 5% lương tối thiểu vùng. Như vầy lương cơ bản của người đã qua đào tạo và làm công việc nặng nhọc, độc hại chỉ là 107% + 5% = 112%. Rõ ràng là thiếu 0,35% so với cách tính nêu trên.
Một số doanh nghiệp chưa trả lương thời gian 30 phút vệ sinh kinh nguyệt trong những ngày hành kinh (đối với nữ công nhân hưởng lương theo sản phẩm).
- Doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối hoặc 100% vốn tư nhân trong nước, ngoài các lỗi trên còn thường né tránh tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bằng cách kéo dài thời gian học việc và ký hợp đồng thời hạn dưới 3 tháng lặp lại nhiều lần.
- Doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ (công ty gia đình có vài chục lao động) không trả lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương và trả lương làm thêm giờ không đủ mức quy định. Các công ty này thường trả lương theo sản phẩm, không phân biệt sản phẩm làm vào ngày thường hay làm thêm giờ, nhưng họ có đơn giá cao hơn nên vẫn đảm bảo thu nhập tương đương và thu hút được công nhân. Cách trả lương này vi phạm quy định, nhưng dễ tính và vẫn được người lao động chấp nhận mà không tranh chấp về lương với các chủ cơ sở nhỏ. Các cơ sở tư nhân này cũng thường không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho công nhân.
- Tất cả các loại hình sở hữu đều tổ chức làm thêm quá số giờ quy định: Nhiều doanh nghiệp huy động làm thêm giờ quá 300 giờ/năm, thậm chí đến 700 giờ. Tuy nhiên người lao động vẫn chấp nhận lỗi này của người sử dụng lao động vì họ có nhu thêm thu nhập để trang trải bớt khó khăn cho cuộc sống cá nhân.
Mạnh Kiểm.
03/12/2024 Kế hoạch thanh tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2025
10/12/2023 Kế hoạch thanh tra năm 2024 của Bộ
11/02/2022 Bộ trưởng phê duyệt Kế hoạch thanh tra năm 2023 của Bộ và ban hành công văn định hướng công tác thanh tra năm 2023 của Ngành LĐTBXH
28/07/2022 Tập huấn nghiệp vụ thanh tra lĩnh vực trẻ em và xã hội
02/04/2021 Phát động Chiến dịch Thanh tra lao động năm 2021 với chủ đề "Tăng cường tuân thủ pháp luật lao động, an toàn, vệ sinh lao động tại công trường xây dựng"
29/07/2015 Thanh tra chính sách Trẻ em và xã hội
29/07/2015 Một số kết quả thanh tra về chính sách lao động và dạy nghề 6 tháng đầu năm 2015
29/07/2015 Hoạt động thanh tra lĩnh vực bảo hiểm xã hội 6 tháng năm 2015
24/07/2015 Nhiều nguy cơ mất an toàn lao động tại Dự án khu kinh tế Vũng Áng
09/07/2015 Thanh tra An toàn vệ sinh lao động 6 tháng đầu năm
cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Thanh tra lao dộng - Thương binh và Xã hội
Trưởng ban biên tập:
Ông Nguyễn Tiến Tùng - Chánh Thanh tra Bộ